Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật điện - điện tử ngày càng tăng cao

Trong sự chuyển dịch cơ cấu từ nông - lâm - ngư nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, nhu cầu nhân lực trong ngành công nghệ kỹ thuật điện - điện tử ngày càng tăng cao.
Nắm bắt được nhu cầu nhân lực ngày càng tăng cao của khối ngành kỹ thuật điện - điện tử, nhiều trường ĐH, CĐ đã xây dựng chương trình học tập nhằm đào tạo những kỹ sư có tay nghề cao cho đất nước.

Nhu cầu nguồn nhân lực ứng dụng

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM mới đưa ra các thống kế về tình hình việc làm tại thành phố trong năm nay, cụ thể: tăng 5% về chỗ làm việc, tăng 4% về chỗ làm mới so với năm 2017. Nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư, giám sát, thi công về cơ điện, điện tử, viễn thông có tay nghề, trình độ cao đang ngày càng tăng lên cùng với quá trình hình thành của nhiều đơn vị kinh doanh mới.
Trong Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam năm 2017 của Bộ Công Thương, đến năm 2035 tổng nhu cầu năng lượng tăng gấp 2,5 lần so với năm 2015. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp tăng 5%/năm giai đoạn 2016 - 2035. Chính vì vậy, công nghệ kỹ thuật điện - điện tử đang là lựa chọn thông minh và thu hút nhân lực trong 5 - 10 năm tới.
Cơ hội đặt ra khi Việt Nam trên đà hội nhập kinh tế toàn cầu là làm sao nguồn nhân lực trong khối ngành kỹ thuật điện - điện tử ngày càng nâng cao để đáp ứng nhu cầu cung ứng thị trường lao động. Không những vậy, nguồn nhân lực trình độ cao đang ngày càng có xu hướng xuất ngoại làm cho bức tranh thị trường lao động trong nước thiếu hụt nhiều mảng sáng.

Tố chất của một kỹ sư điện - điện tử

Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử ứng dụng nhiều trong sản xuất, cung cấp, phân phối, truyền tải hệ thống những nguồn năng lượng khác nhau đến nhu cầu sử dụng của con người. Với sự khô khan từ ngành học, làm bằng đại học Công nghiệp TPHCM để trở thành một kỹ sư giỏi phải có những tố chất sau:
Đam mê nghiên cứu các thiết bị điện năng, điện tử: bất kỳ ngành nghề nào cũng cần một niềm đam mê cháy bỏng tiếp thêm sự hứng thú trong quá trình học tập. Với một ngành học khô khan, đam mê là yếu tố hàng đầu giúp sinh viên vượt qua những tiết học khi xung quanh toàn bản vẽ kỹ thuật hoặc li ti các vi mạch, dòng điện.
Sự kiên nhẫn: để giúp bản thân ngày càng tiến bộ trong học tập, công việc thì ngoài học trên lớp, sinh viên phải trải qua nhiều tiết thực hành, thực tập. Trong quá trình đó, việc lặp đi lặp lại các quy trình kỹ thuật ít nhiều sẽ làm sinh viên lùi bước vì không ít lần làm sai trước khi thành công hay sự nhàm chán... Vì vậy, kiên nhẫn là yếu tố quan trọng của sinh viên khối ngành kỹ thuật.
Sự sáng tạo: luôn tìm tòi những điều mới giúp giảm thiểu sự phức tạp trong quá trình sử dụng, tiêu thụ năng lượng hoặc một quá trình xử lý vi mạch nào đấy sẽ giúp sinh viên phát huy được tính tích cực, thông minh vốn có của ngành học.

Chọn nơi đào tạo tin cậy

Nắm bắt được nhu cầu nhân lực ngày càng tăng cao của khối ngành kỹ thuật điện - điện tử, hiện nay có rất nhiều trường ĐH, CĐ xây dựng chương trình học tập nhằm đào tạo những kỹ sư có tay nghề cao cho đất nước.
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Tây Đô vừa được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) - Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành chứng nhận đạt chuẩn giáo dục với tỷ lệ 82%. Đây là trường tư thục đầu tiên tại ĐBSCL đạt chuẩn KĐCLGD. Kết quả này minh chứng cho quá trình phát triển lấy chất lượng người học làm trọng tâm
Tại Đại học Tây Đô, sinh viên luôn được phát huy tối đa năng lực với việc học kiến thức đi đôi với thực hành, thực tập. Bên cạnh những giờ học chính khóa, các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ học thuật luôn thu hút đông đảo sinh viên tham gia rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết. Vì vậy, 88% sinh viên ra trường đều tự tìm cho mình công việc với nguồn thu nhập ổn định.

Nhận xét